Bột thảo dược ngâm chân – Xông hơi Hà Thảo Mộc

Tháng 2 9, 2023

THÀNH PHẦN:

Quế chi (Cinnamomum loureirrii Ness), Huyết giác (Pleomele cochinchinensis Merr), Đại hồi (Lllicium verum Hook), Can khương (Zingiber offcinale Roscoe), Tất bát (Piper lolot C. DC), Thiên niên kiện (Homalomena occulta), Địa liền (Kaempferia galanga L), Tế tân (Asarum), Ngải cứu (Artemisia vulgaris)

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

-Người bị phong thấp, hỗ trợ tán hàn thông kinh lạc.

-Người bị đau nhức khắp bàn chân do thoái hóa, viêm khớp dạng thấp.

-Người bị lạnh chân, ra mồ hôi chân.

-Người bị tê bì chân trong viêm thần kinh ngoại vi do đái tháo đường.

-Thư giãn đôi chân sau khi chạy bộ, đứng nhiều, đi lại nhiều.

-Ngâm chân buổi tối trước khi đi ngủ giúp ấm tạng thận, an thần để có giấc ngủ sâu và kéo dài.

CÁCH DÙNG:

Xông hơi:

– Cho 2- 4 gói pha với 2 lít nước sôi trong một chậu nhỏ, trùm kín chăn và xông hơi trong khoảng 10-15 phút

Ngâm chân:

Nhúng hoặc hòa 2 – 4 gói bột vào chậu nước sôi (bồn ngâm chân) lượng nước vừa đủ. Ngâm ở nhiệt độ 40 – 50oc. Có thể pha thêm 1 thìa canh muối để tăng tác dụng. Ngâm trong 20 – 30 phút.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Vết thương hở, sau khi ăn no.

BẢO QUẢN:

Nơi khô ráo, tránh ánh sáng

LƯU Ý:

Dung dịch dùng ngoài, không uống. Không dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.

Tránh tiếp xúc với mắt, trường hợp tiếp xúc với mắt phải rửa ngày với nước sạch.

A. CHĂM SÓC BÀN CHÂN: TRÁI TIM THỨ HAI CỦA CƠ THỂ

Ðôi bàn chân tuy nằm ở vị trí thấp nhất trong cơ thể, nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Về phương diện sức khỏe, đôi bàn chân có tác động trực tiếp tới sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người.

Y học cổ truyền phương Đông cho rằng, bàn chân có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ với những tạng phủ quan trọng trong cơ thể như thận, tỳ, can, vị, bàng quang… thông qua các đường kinh, đường lạc phân bố dày đặc ở bàn chân. Không chỉ như vậy, dưới bàn chân có hơn 60 huyệt vị.

Để tăng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, người xưa đã nhấn mạnh tới việc giữ ấm chân, nhất là ở người già, để cho khí huyết luôn được lưu thông, không bị ứ lại. Để chống mệt mỏi, phòng và chữa cảm cúm và một số chứng bệnh khác, từ xa xưa, y học cổ truyền đã có phương pháp ngâm chân. Ngâm chân nước ấm với dược liệu không những có tác dụng giảm mệt mỏi, đau nhức, mà còn có hiệu quả trị một số bệnh mạn tính, khó chữa. Đặc biệt có tác dụng cải thiện tuần hoàn não, hệ thần kinh thực vật và hệ thống miễn dịch.

 

  1. Tác dụng của bột xông – ngâm chân thảo dược với cơ thể

Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm kinh điển: chia gà ra làm 2 lô, một lô ngâm chân vào nước lạnh, lô kia giữ ở nhiệt độ thường. Lô gà ngâm chân vào nước lạnh có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần lô bình thường. Chân ở xa tim nên nhiệt độ thường thấp hơn nhiệt độ phần trên của cơ thể. Ban đêm dù ở tư thế nằm nhưng chân cũng thường lạnh hơn vùng tay. Chúng ta thấy mùa đông tỉ lệ trẻ em và người lớn mắc bệnh đường hô hấp cao hơn mùa hè, dù đã giữ ấm cổ nhưng chúng ta ít chú ý giữ ấm phần chân. Điều này cho thấy chân và hệ thống miễn dịch có quan hệ mật thiết với nhau.

Ngâm chân chữa bệnh:

Đông y có sơ đồ của tất cả các phủ tạng có huyệt vị nằm ở gan bàn chân, kích thích gan bàn chân để “khí huyết động là quí, kinh lạc thông là cần thiết, có như vậy mới duy trì sự sống”. Khai thông khí huyết, kinh lạc ở hai bàn chân là giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng, đều đặn.

Ngâm chân trong nước ấm có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, thông kinh, hoạt lạc, ôn hòa tạng phủ, kích thích các đầu mút thần kinh, có giá trị điều trị bệnh.

Ưu điểm của ngâm chân: tiện lợi, không có tác dụng phụ, hiệu quả, không đau đớn và an toàn lại dễ chịu.

  • Giúp tinh thần thư giãn thoải mái, giảm lo âu, stress.
  • Điều trị một số mặt bệnh: Mất ngủ, đau sưng khớp chân, bàn chân lạnh cóng,cao huyết áphoa mắt chóng mặt,…
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da.
  • Khử mùi hôi chân, giảm mồ hôi chân.
  1. Thành phần của bột xông ngâm chân thảo dược

1.Can Khương ( Gừng ): Ôn kinh thông lạc, tính nhiệt làm ôn ấm bì giải cảm phong hàn. Theo Y Học Hiện Đại thì gừng còn có tác dụng kích thích mao mạch, cải thiện lưu thông máu và trao đổi chất đối với những người thể hàn hay sợ lạnh.

  • Giảm đau trong viêm khớp, viêm đa khớp. …
  •  Điều trị chân lạnh cóng. …
  • Giảm đau chấn thương vùng chân.
  1. Tất bát (lá lốt) các độc tố trong cơ thể sẽ được loại bỏ, từ đó giúp bạn đỡ đau nhức hơn. Các hoạt chất trong lá lốt sẽ được cơ thể hấp thụ làm cho mạch máu được lưu thông. Vì vậy, đối với người có tiền sử bệnh tiểu đường, tim mạch, thấp khớp có thể giảm đau đớn và tình trạng bệnh cải thiện hơn nếu thường xuyên áp dụng phương pháp này.

Cải thiện giấc ngủ, giúp tinh thần được thoải mái

Hỗ trợ điều trị bệnh phong tê thấp

  1. Quế Chi: Khu phong tán hàn chỉ thống, hành huyết thông kinh, tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình bài tiết, hỗ trợ hiệu quả tiêu hóa, hô hấp.
  • Đau nhức xương khớp do các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp của tuổi già hoặc do vận động mạnh dẫn đến nhức mỏi xương khớp. Những triệu chứng này sẽ được đánh bay hoàn toàn nhờ những dưỡng chất quý hiếm có trong bột quế đi sâu và tác động trực tiếp lên các dây thần kinh cũng như hệ xương khớp, giúp xoa dịu cơn đau, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái.

·          Dùng quế ngâm chân có tác dụng giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn

  1. Đại hồi
  • Dược liệu chữa đau nhức tê thấp, thấp khớp.
  • Dược liệu chữa đái dầm, ngộ độc và bệnh nấm da.
  • Đại hồi có tác dụng sát trùng và giảm đau.
  1. Huyết giác

Theo Đông y huyết giác có vị đắng, tính bình, quy vào 2 kinh can và thận. Có công dụng chỉ huyết, sinh cơ hành khí, dùng để điều trị mụn nhọt u hạch, tụ máu sưng bầm, tê môi, bế kinh, đau nhức xương rất tốt.

 Dùng ngoài để bó xương gãy, các vết thương chảy máu, mụn nhọt lâu ngày không khỏi, bằng cách ngâm rượu xoa.

 Khả năng chống đông máu: Theo nghiên cứu của Y học hiện đại thì dịch chiết từ cây huyết giác có tác dụng ngăn ngừa hình thành huyết khối.

 Nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm còn cho thấy huyết giác có khả năng chống kết tập tiểu cầu, từ đó kết luận về tác dụng chống đông máu của huyết giác.

✚​​​​​​​ Về khả năng kháng khuẩn của huyết giác: Dịch chiết từ cây huyết giác có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcusaureus, do đó mà huyết giác còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm khá tốt.

  1. Thiên niên kiện

Hỗ trợ điều trị phong tê thấp, đau mỏi cổ,vai gáy, nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay hoặc co quắp, tê bại đặc biệt ở người cao tuổi, phụ nữ đau bụng kinh, viêm khớp, đau khớp mãn tính, dị ứng, mẩn ngứa.

  1. NGẢI CỨU;

Cây ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu…, đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, dưỡng da, trị cảm cúm, mụn nhọt,giảm sung tấy do viêm khớp dạng thấp..

8.ĐỊA LIỀN:

  • Điều trị viêm dạ dày cấp và mãn tính
  • Điều trị viêm ruột cấpGiúp tăng cường tiêu hóa
  • Điều trị đau nhức xương khớp, thần kinh tọa
  • Điều trị cảm sốt, nhức đầu.

TẾ TÂN:

+ Trị các chứng cảm mạo phong hàn, đau đầu ngạt mũi.

+ Dùng với các chứng đầu thống phong (đau dầu do thần kinh), đau răng do phong lãnh (đau thần kinh răng), phong thấp đau khớp.

+ Trừ đờm, dịu ho: Dùng cho chứng ho hen có đờm, viêm phế quản, hen phế quản.

KẾT LUẬN :

Khi ngâm chân, nhiệt độ tốt nhất từ 40 – 50oC, cảm thấy ấm là được, vừa ngâm chân vừa thêm nước nóng để giữ nhiệt. Ngâm chân an toàn và hiệu quả nhất, nên ngâm 10 phút ở nhiệt độ 42oC, 15 phút ở nhiệt độ 40oC và có thể kéo dài tới 20 – 25 phút ở nhiệt độ 38oC.

Ngâm xong dùng tay massage hai chân, mu bàn chân trước, lòng bàn chân sau, động tác phải nhẹ nhàng, liên tục, làm như vậy có tác dụng làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông tốt, đầu mút thần kinh hưng phấn, tuần hoàn máu tăng nhanh, không chỉ bảo vệ được sức khỏe mà còn có tác dụng chữa đau đầu, mất ngủ, nằm mơ và các trạng thái thần kinh xấu khác.

Con người ta từ lúc biết đứng đến lúc biết đi, đôi chân âm thầm, lặng lẽ nâng đỡ cơ thể, gánh chịu sức nặng của cơ thể, đồng thời nó còn đóng vai trò quan trọng về sức khỏe. Nếu bạn giữ đôi chân tốt có nghĩa là bạn giữ được sức khỏe của mình.

“Ngày xuân ngâm chân hết sốt. Ngày hè ngâm chân hết cảm. Ngày thu ngâm chân mát phổi. Ngày đông ngâm chân khỏe tim”. Đây là câu tổng kết của phương pháp ngâm chân từ ngàn năm xưa của ông cha ta.

Công dụng của ngâm chân CÔ EM DAO ĐỎ:

1.Tăng cường tuần hoàn máu; tăng cường trao đổi chất; gián tiếp tăng cường thể chất một cách toàn diện:

– Ngâm chân thảo dược là liệu pháp sử dụng nước nóng và dược liệu để kích thích các huyệt đạo ở bàn chân. Các vị thuốc được dùng thường có tính nhiệt hoặc tính ấm; có thể kết hợp 1 tới 2 vị thuốc tính hàn để trung hòa. Việc này giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể.

– Hệ tuần hoàn giống như đường dẫn, mang chất dinh dưỡng nuôi toàn bộ cơ thể. Và mang đi các độc chất tại các cơ quan, tế bào. Hệ tuần hoàn hoạt động tốt sẽ hỗ trợ quá trình trao đổi chất, chuyển hóa hoạt động tốt hơn.

– Ngâm chân thảo dược giúp tăng cường sức khỏe và khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn; kích thích hoạt động trao đổi chất. Do đó gián tiếp tăng cường sức khỏe thể chất một cách hiệu quả.

2.Ổn định huyết áp, phòng chống huyết áp cao, ngăn ngừa đột quỵ:

Huyết áp mất ổn định, cao, thấp bất thường là các bệnh của hệ tuần hoàn. Ngâm chân thảo dược giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ các hoạt động của hệ tuần hoàn. Giúp hệ tuần hoàn hoạt động một cách ổn định, tránh được các chứng bệnh huyết áp bất thường.

3.Trị bệnh ngoài da, khử mồ hôi chân, trị chứng lạnh chân tay:

Các vị thuốc trong thảo dược ngâm chân như can khương (gừng), quế nhục (quế), muối, trà xanh… thường có tính kháng khuẩn, chống viêm cao. Giúp ích rất lớn trong việc chống nấm, chống viêm, khử mùi hôi khu vực bàn chân. Hơn nữa những thảo dược này còn hạn chế tiết mồ hôi chân tay, trị chứng hôi chân rất hiệu quả.

Bên cạnh đó thảo dược tính nhiệt, tính ấm có tác dụng khu hàn, giải độc rất tốt. Người bị bệnh lạnh tay chân, cảm lạnh nếu ngam chan thao duoc sẽ thuyên giảm rõ ràng.

4.Hỗ trợ giải độc, giảm đau nhức xương khớp:

Ngoài việc hỗ trợ hệ tuần hoàn hoạt động tốt, mang đi các độc chất lắng đọng trong cơ thể. Ngâm chân thuốc bắc còn nuôi dưỡng, kích thích hoạt động của gan, thận, và lá lách; giúp tăng cường khả năng bài độc. Do đó ngâm chân đúng cách phải ngâm ngập huyệt tam âm giao phía trên mắt cá khoảng 3 cm. Trừ trường hợp phụ nữ đang mang thai không được kích thích huyệt vị này.

Thời gian ngâm chân tốt nhất trong ngày là khoảng 30 phút trước khi đi ngủ. Trong khoảng thời gian từ 21h00 tới 22h00. Từ 21h tới 23h cũng là thời gian hệ miễn dịch bài độc. Cần cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi thư giãn. Do đó kết hợp ngâm chân thuốc bấc trong thời gian này là 1 lựa chọn tối ưu.

Bệnh đau nhức xương khớp ở mức độ nhẹ thường do khớp xương bị thoái hóa hoặc không đủ chất bôi trơn khớp. Các khớp chèn vào dây thần kinh gây đau nhức vùng cơ lân cận; hoặc gây ứ đọng khí huyết khiến tê bì vai gáy tay. Đau xương khớp do Gout là do các tinh thể urat hình thành và tụ ở vùng khớp gây đau nhức.

5.Xóa tan mệt mỏi, thư giãn sâu, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ:

Cơ thể, thần kinh bị căng thẳng, stress dễ dẫn tới hiện tượng lo lắng không yên, suy nghĩ tiêu cực, mất tập trung; thiếu máu lên não… dẫn tới chứng mệt mỏi hoặc mất ngủ.

Ngâm chân đúng cách giúp tuần hoàn tốt, thư giãn sâu, lấy lại cân bằng cơ thể. Đánh bay cảm giác mệt mỏi và mang lại những giấc ngủ ngon.

6.Chữa trị các bệnh mãn tính: 

Thường xuyên ngâm chân thuốc bắc sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, ngâm chân kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn được áp dụng thành công để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.